CWV#33: Mang Vòng tròn vào lớp học


(Ảnh internet)

Người tham gia: Bảo Linh, Việt, Ly, Nam, Thảo Hoàng, Tuấn Anh, My Hà, Thanh Lâm, Hằng, Hiếu Phan, Trang

Thời gian: 9:10 - 10:45 ngày 18/12

Host: Bảo Linh & Việt

Guardian: Mai Ly (Ban chăm sóc)

Thu hoạch: Thảo Hoàng và Mai Ly


Chủ đề: Mang Vòng tròn vào Giáo dục

Lời mời: 

Lớp học Vòng tròn” ra đời bắt đầu với mong muốn xây dựng không gian đối thoại an toàn và thân thiện trong trường học phổ thông tại Việt Nam thông qua giới thiệu thực hành Vòng tròn Chia sẻ. Một môi trường học đường chào đón các cuộc đối thoại để những tiếng nói được lắng nghe là thực sự cần thiết giúp thầy cô và các bạn học sinh có cơ hội thấu hiểu để hoá giải các xung đột theo hướng bao dung hơn.


Buổi sinh hoạt cuối cùng diễn ra vào ngày 9/12 vừa rồi đã khép lại hành trình ba tháng tổ chức của Lớp học Vòng tròn đầu tiên với các thầy cô trường Tiểu học Kỳ Phú, Nho Quan, Ninh Bình. Những niềm vui, sự xúc động và những suy tư chiêm nghiệm của các thầy cô mỗi chiều thứ 6 là động lực để em/Linh, anh Việt cùng các anh chị trong nhóm dự án mong muốn tiếp tục gieo những hạt mầm chia sẻ thực hành vòng tròn với nhiều thầy cô giáo hơn nữa. Em/Linh tin rằng, trong nhóm CWP còn có nhiều những câu chuyện truyền cảm hứng trong việc gieo mầm những vòng tròn vào các môi trường giáo dục đa dạng khác🌱


Để cùng nhau lắng lại và sẻ chia trong những ngày cuối năm này, em/Linh thân gửi một lời mời vòng tròn với chủ đề “Đưa vòng tròn vào trường học” vào lúc 9h00 – 10h30 sáng chủ nhật ngày 18/12/2022 tới các anh chị em.

Tìm hiểu thêm về dự án: https://www.facebook.com/lophocvongtron

--------------------------------

Mở vòng tròn:

Ly chia sẻ mọi người check-in và giới thiệu host vòng tròn ngày hôm nay: Bảo Linh, Việt

Bảo Linh chia sẻ tiến trình Vòng tròn 1h30


3 phần chính: 

  1. Mối quan tâm, ý định của mọi người trong việc đưa vòng tròn vào lớp học

  2. Chia sẻ câu chuyện của dự án Lớp học Vòng tròn

  3. Chia sẻ và kết nối nguồn lực

Ly nhắc lại 3 thực hành trong vòng tròn: 

  1. Lắng nghe với sự chú tâm

  2. Nói với sự để tâm

  3. Đóng góp vào lợi lạc chung vào nhóm 


Chuyển lại host vòng tròn cho Bảo Linh và Việt cho chủ đề: mang vòng tròn vào lớp học


Câu hỏi 1: Chia sẻ mối quan tâm, ý định cụ thể (vài trò cụ thể, không gian cụ thể, triển khai theo cách thức cụ thể) đưa vòng tròn vào lớp học



Thu hoạch chia sẻ của các thành viên trong vòng tròn

Bảo Linh mời anh Việt chia sẻ về dự án Lớp Học Vòng Tròn.


Tên đầy đủ: Lớp học vòng tròn

Logo: giống như một bông hoa được ghép lại từ những viên sỏi khác nhau, độc nhất, đặc biệt như từng em học sinh

Địa điểm: Tiểu học Kỳ Phú, Nho Quan, Ninh Bình

Cách tiếp cận: Tập huấn vòng tròn, công lý phục hồi 

Tổng người tham gia: 18


Ảnh cung cấp từ nhóm dự án


Những thủ tục hành chính ban đầu: làm việc với Phòng Giáo Dục, các cấp lãnh đạo… 


Vòng tròn: như một hoạt động nhóm, trò chơi giúp ích cho cộng đồng giáo viên trước. 

Chọn vật nói quen thuộc với không gian giáo dục của thầy cô, hoặc những vật nói thú vị, vui vui.

Dưới đây là 05 điểm quan trọng mà nhóm nhận ra sau quá trình làm dự án này:


1. Địa phương hoá vật biết nói và vòng tròn trung tâm

Nhóm sử dụng vật biết nói và vòng tròn trung tâm từ nguyên liệu tại địa phương để thầy cô cảm thấy gần gũi, và tự tin rằng mình cũng hoàn toàn có thể làm được


2. Xây dựng tình thương là điều đầu tiên cần làm

Dù có mong muốn làm gì? đưa mô hình gì vào trường học thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng mối quan hệ giữa chính các giáo viên, và giáo viên với đội ngũ dự án thông qua việc ngồi trong các vòng tròn kết nối.

Để đọc thêm về việc khám phá xung đột trong không gian lớp học: https://vongtronvn.blogspot.com/2021/09/ky-nang-kham-pha-xung-ot.html


3. Huy động sự tham gia của các vai trò trong trường học

Đừng quên là trường học thì không chỉ có mỗi giáo viên. Trong dự án cũng huy động sự tham gia của nhân viên trường học, thủ thư, hiệu phó, giáo viên,... tiếc là chúng mình chưa mời được bác bảo vệ tham gia buổi nào :)


4. Hãy thận trọng với yếu tố văn hoá địa phương

Trong vòng tròn thì có những nghi lễ mà đôi khi không phù hợp với văn hoá địa phương, ví dụ như tiếng chuông chẳng hạn. Vì vậy, khi làm việc, chúng tôi cũng tìm hiểu văn hoá tại đây (cụ thể là Người Mường) xem họ có những văn hoá gì tương tự với văn hoá Vòng tròn hay không để chúng tôi tiếp cận một cách uyển chuyển. Điều thứ 2, chúng tôi đưa dần dần các yếu tố trong vòng tròn qua từng buổi mà không đưa cùng một lúc, ví dụ buổi đầu chỉ có vòng tròn trung tâm, rồi buổi 2 có thêm vật nói, đến buổi cuối mới giới thiệu tiếng chuông. 


5. Đừng sợ khi mình đi chậm

Chia sẻ từ mentor của anh Việt: "Don't be afraid to go slow" ^^ Đem tinh thần vòng tròn chậm rãi, với cả những người tổ chức và với thầy cô. Có thể đơn giản từ việc check-in <3, nếu làm đều đặn, sẽ thấy sự thay đổi kì diệu.


Ngoài ra, Bảo Linh chia sẻ thêm: Xây dựng kết nối, sự tin tưởng với nhau trước khi cùng nhau làm gì đấy là rất quan trọng. Ví dụ, việc nhóm mang đến trải nghiệm để các thầy cô ngồi vòng tròn giúp thầy cô hiểu và kết nối với nhau trước, từ đó thầy cô cảm nhận được lợi ích của vòng tròn thông qua trải nghiệm của chính mình. Việc này trở thành động lực để thầy cô tiếp tục lan toả tới các em học sinh.


Có thầy cô chia sẻ: Có những người đồng nghiệp đã làm cùng mình bao nhiêu năm mà bây giờ mình mới được biết sở thích của họ là gì?”




Câu hỏi 2 được đặt vào vòng tròn sau phần chia sẻ của Việt: 


Một điều gì đó cảm thấy đồng điệu/ gần gũi liên quan đến trải nghiệm cá nhân khi mang vòng tròn vào lớp học.


  • Chị Hiếu: Rất chạm với từ khoá Mối quan hệ. Ý số 2 mình chạm đó là vòng tròn không hẳn là hình thức, cái mà trước đó mình hay máy móc làm vòng tròn là bước A, B, C, sau hôm nay thì mình được nhắc nhở đơn giản là tư duy vòng tròn, đơn giản làm vòng tròn chính là các thầy cô biết quan tâm đến cảm xúc học trò nhiều hơn. Vậy thôi, nhiều lúc không cần phải ngồi lại thành vòng tròn

  • Chị My Hà: rất chạm với cách thận trọng để giải thích những cái như vật nói, tiếng chuông hay centre piece,... Ví dụ như mình muốn tổ chức vòng tròn trong lớp học, thì mình có thể lựa chọn sử dụng vật nói là cây bút hay cục phấn chẳng hạn, mà chưa cần đưa thêm tiếng chuông

  • Anh Nam: Đọng lại là niềm vui, mang vòng tròn vào bất cứ đâu, mang vòng tròn vào những điều nhỏ nhất ví dụ như mình được lắng nghe người khác và được người khác lắng nghe. Ở đâu thì chẳng có nhu cầu được lắng nghe. 

  • Mai Ly: Điều thứ nhất là thấy rất phục, sau khi mọi người chia sẻ xong thì giáo viên đã có thể đưa thực hành này vào lớp học, và đưa vào một cách thường xuyên. Bản thân Vy cũng đã muốn mang không gian kết nối này vào với các tổ chức NGO, họ có các tiếp cận viên community-based officers, và Ly có dự án chuyển giao vòng tròn cho họ để họ có thêm không gian lắng nghe các câu chuyện từ cộng đồng. Nhưng mọi người có những khó khăn (bận rộn, quên, không làm được). Khi nghe Việt và Linh chia sẻ thì Ly thấy rất mừng. Ly tò mò: yếu tố gì khiến cho họ áp dụng được, và có thể duy trì vòng tròn? Điều thứ hai, khi nhìn vào sổ tay vòng tròn có mô hình kim tự tháp các bước. Mọi người đang tiếp cận các bước ntn?


Ảnh cung cấp từ nhóm dự án


→Bảo Linh chia sẻ trả lời câu hỏi của Ly: Các thầy cô đã làm script lời dẫn, nên các thầy cô có động lực nhiều hơn để tiếp tục mang script vào lớp học của mình. Yếu tố tiếp theo là không dừng lại ở kết nối trên lớp training về Vòng tròn, mà còn tạo kết nối ngoài lớp học… ví dụ Dự án có một buổi chia sẻ về những khó khăn của thầy cô trong quá trình đưa vòng tròn vào lớp học? để họ có động lực hỗ trợ nhau

→Việt chia sẻ về 3 lớp thực hành ứng dụng, và lớp học vòng tròn đang nằm ở tầng nền tảng đầu tiên: Xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong cộng đồng lớp học. 

  • Chị Hiếu: Câu hỏi: Dự án có đang tìm kiếm 1 trường học khác không? Mình có thể thử kết nối với trường học của mình đang làm việc.

→ Việt muốn đi chậm lại, đang xin fund tiếp theo và mong muốn có thể làm thêm của các trường học khác

→ Việt nghĩ có thể nghĩ build dự án để đưa dự án này vào các trường học mà có thể trả phí để duy trì tính bền vững của dự án

  • Chị My Hà: Mình có 1 câu hỏi là: khi Linh - Việt làm việc với Hiệu trưởng, các Phòng ban... thì các bạn giới thiệu về Vòng tròn như thế nào để có được sự cho phép triển khai ạ? Những thầy cô quản lý này có tham gia Vòng tròn không ạ?

Việt: Dự án may mắn có kết nối thông qua đồng nghiệp cũ ở trường học này tại địa phương. 

Chị Hiếu chia sẻ *xúc động*, một tiếng chuông vang lên trong vòng tròn, và vòng tròn dần dần khép lại. 


Ly Check-out để đóng Vòng tròn: Điều mang về ngày hôm nay (một điều được gieo vào lòng, một câu hỏi mang theo, một cảm giác đọng lại,...)

  • Ly: Babe steps - là từ khoá Ly mang về để chiêm nghiệm tiếp

  • Thảo Hoàng: Cảm thấy ấm áp trong tim, nghe thấy sức mạnh vì đâu đó đã có những giọt nước mắt. 

  • Tuấn Anh: Tuấn Anh luôn mơ về một thế giới mà ở đó chúng ta được giao tiếp hạnh phúc với nhau. Khi nghe chị Hiếu chia sẻ, thì Tuấn Anh cảm thấy có động lực để xây tiếp giấc mơ của mình

  • Bảo Linh: Cảm thấy được nâng đỡ, được ngồi cùng với những người cùng tần số. 

  • Chị My Hà: Mình cảm thấy vui, thấy quý, thấy trân trọng những điều ý nghĩa mà mọi người đã và đang làm. Mình gửi đến Hiếu một cái ôm <3

  • Anh Nam: Mình nghĩ nhiều hơn đến thế giới quan Appreciative inquiry. Sự thay đổi nhiều khi đến từ vết nứt rất nhỏ - những điều mình không dám hoặc không chọn chia sẻ. Đổi cách framing về cách mình nghĩ về kết quả. Từ những bước nhỏ đó cũng là đủ rồi. Cảm ơn mọi người

  • Anh Lâm: Babe steps. Đôi khi babe steps ban đầu mình không biết phải làm gì, hoặc biết sẽ làm gì nhưng rất nhiều lo lắng (mình có làm được không, người ta có đón nhận được không). Lâm bắt đầu thấy nhu cầu mọi người mong muốn kết nối và lắng nghe nhau nhiều hơn, từ human to human connection ý. Càng nhiều người tò mò thì chúng ta lại càng có chỗ để chúng ta làm. Đôi khi mình sợ thì mình lên ngó xem mọi người làm gì cho đỡ sợ

  • Hằng: khóa đọng lại trong em là: (1) dù có một cái đỡ tinh thần hay không thì mình cần giữ niềm tin với chính mình rằng mình có thể làm được. (2) "Baby Step" Tôn trọng tiến trình của mình và học sinh, thầy cô nên em có them niềm vui, hi vọng và được tiếp thêm sức mạnh ạ. (3) nền tảng đầu tiên trước khi ứng dụng văn hóa vòng tròn để giải quyết một thứ gì đó thì trước nhất sẽ là xây dựng sự kết nối, quan tâm với nhau.

  • Chị Hiếu: Mình cảm thấy xúc động, biết ơn, và có những ý tưởng cho một vài hoạt động tiếp theo. check out.

  • Việt: Biết ơn Ly và Linh đã cùng nhau làm việc để động viên dự án đưa câu chuyện tới nhiều người hơn, từ đó phát khởi những đồng điệu và đồng cảm trong hành trình để chúng mình tiếp tục tin tưởng hơn vào những gì đang làm. Mình hi vọng có thêm nhiều kết nối với các anh chị/ các bạn ở đây với các chủ đề cụ thể xoay quanh mảng Giáo dục. 
Ly gửi lời nhắn mời cả nhà tiếp tục chủ động mở ra các không gian để tiếp tục giao lưu, học hỏi từ hành trình của nhau trên chặng đường thực hành điều phối vòng tròn.



Post a Comment

0 Comments

Close Menu