Phương pháp Sư phạm dựa trên Vòng tròn

Vòng tròn tạo ra một không gian an toàn và bình đẳng. Mọi người, kể cả những người thường bị thiệt thòi, có thể nói lên quan điểm của mình và được lắng nghe. Vòng tròn cho mỗi người cơ hội nói lên mối quan tâm của mình, đồng thời trân trọng mối quan tâm của những người xung quanh. Những vòng tròn này rất có giá trị trong lớp học. Chúng xây đắp và giúp hòa giải các mối quan hệ. Chúng còn là một phương pháp sư phạm chủ động, giúp học sinh nắm bắt kiến thức hàn lâm tốt hơn, hiểu biết thêm về bản thân và trở thành một công dân tốt. (Parker & Bickmore, 2020) 

1. Sự khác nhau giữa Văn hoá Vòng tròn và Văn hoá Tam giác: 

Phương pháp sư phạm truyền thống và Phương pháp sư phạm dựa trên mô thức vòng tròn có những điểm khác biệt sau:


Các trục quyền lực:

  • Giáo viên - học sinh

  • Ban giám đốc - nhân viên

  • Quản lý - người làm thuê


Khi thực hành văn hóa Vòng tròn, chúng ta chuyển từ:

  • Thứ bậc →  Bình đẳng

  • Giám sát →  Trách nhiệm tập thể

  • Hướng dẫn trực tiếp →  Sự thấu hiểu tập thể

  • Áp đặt →  Cộng tác


2. Các hiểu lầm thường thấy về phương pháp sư phạm vòng tròn 

Sau đây là một số hiểu lầm thường thấy, đi cùng một số hướng suy nghĩ và hành động hỗ trợ cho việc thực hành vòng tròn trong trường học:

1) Vòng tròn nghĩa là ta mất đi tất cả quyền lực:

Trên trái đất, trong một tổ chức, các nền văn hóa đều cùng tồn tại. Việc có vòng tròn không có nghĩa là chúng ta đập bỏ hết mọi trục quyền lực.

2) Không thể làm vòng tròn khi không có thời gian:

Vòng ngắn: haiku, một từ, bỏng ngô, nghiệm lại nhanh, vòng tốc độ. Vòng “mỗi người gửi một lời chúc sinh nhật” hoặc “một lời chúc cho sự kiện trọng đại, bước chuyển tiếp nào đó của một ai”.

3) Không thể làm vòng tròn khi không có không gian phù hợp:

Vòng tròn đóa hoa: Đặt đóa hoa ở giữa không gian. Mọi người không cần phải xếp ghế thành vòng tròn, chỉ cầu xoay người hướng về đóa hoa ở tâm là được.

Ứng dụng vòng tròn trong các hoạt động chia nhóm nhỏ, dùng vòng tròn bể cá/ xoắn ốc để giới hạn thời gian.

Vòng tròn online: viết tên mọi người quanh vòng tròn (dạng cơ bản hoặc bể cá đều được), nên làm một vài vòng tròn ngoại tuyến trước.

4) Không thể làm vòng tròn khi có quá nhiều người:

Tiến hành nhiều vòng tròn đồng tâm, áp dụng các hình thức như Bể cá, Xoáy ốc, Đóa hoa (xoay ghế để nhìn về tâm - đóa hoa, không cần phải thành vòng tròn), Vòng tròn nhóm nhỏ hoặc vòng Cặp đôi do học sinh tự dẫn dắt.

5) Không thể làm vòng tròn vì không ai chịu bước vào vòng tròn cả:

Chính bạn cần tập làm vòng tròn với bạn bè của bạn. 

Giống như bạn không ngồi thiền mà cố ép người khác ngồi thiền. Trẻ con nhìn ra ngay sự giả dối đó.

Thay đổi chủ đề, hình thức, dạng của vòng tròn

Chỉ bắt đầu vòng tròn khi mọi người hiểu lý do tại sao phải làm.

Mời một đồng nghiệp, đối tác, hoặc người tham gia cộng đồng, ngồi đối diện bạn để quan sát từ góc đó.

Mang theo không chỉ bảo vật phát thanh, mà còn là vật dẫn dắt, để can thiệp vào quá trình.
  • Giơ bảo vật phát thanh lên - ra dấu im lặng.
  • Giơ bảo vật phát thanh lên - nhắc cả nhóm nhớ về tại sao mình làm vòng tròn.
  • Giơ bảo vật phát thanh lên - không nhắm vào cá nhân ai, nhắc lại một chủ ý nào đó (vd: lắng nghe trọn vẹn).
  • Nói trực tiếp với một ai đó đang không tôn trọng chủ ý của vòng tròn. “Jimmy, ai đang cầm bảo vật phát thanh vậy? Đó là nơi chúng ta chú ý.”
  • Mời học sinh nào đó ngồi ra ngoài vòng tròn đến lúc họ sẵn sàng.
  • Dừng vòng tròn lại khi cần thiết.
Nhờ thực hành, bạn sẽ biết cách quản lý các ý kiến phản đối từ nhà trường, phụ huynh, tỉnh thành, ...



3. Thiết lập môi trường dưỡng nuôi vòng tròn (container)

Chuẩn bị một không gian sạch sẽ, hài hòa và hấp dẫn trước khi bắt đầu vòng tròn.

Dùng các đồ vật và biểu tượng có ý nghĩa đối với mọi người đang hiện diện để trang trí bày tỏ lòng tôn trọng với tâm của vòng tròn.

Sắp xếp chỗ ngồi cho mọi người theo một vòng tròn (trừ khi hoàn cảnh không cho phép).

Đảm bảo rằng không gian đủ an toàn để mọi cảm xúc có thể được bày tỏ và được nâng đỡ.

Đảm bảo rằng vòng tròn sẽ không bị gián đoạn bởi điện thoại, tiếng động, v.v…

Tránh đặt các loại nội thất, bàn, tủ, v.v… ở giữa vòng tròn vì chúng có thể là những rào chắn, những cái nạng hoặc những tiêu điểm (tách biệt khỏi vòng tròn).

Để cho mọi người biết rằng một vòng tròn là một sự kiện đặc biệt, khác với bất kỳ cuộc họp mặt nào. Chúng ta có thể hiến dâng một lời đề tặng, một chủ ý; có thể mời gọi sự cam kết của mọi người; có thể đặt một đóa hoa ở tâm vòng tròn, rót nước vào bình, đặt những hòn đá đặc biệt vào một chiếc bát quý, đốt một ngọn nến, v.v…)

Post a Comment

0 Comments

Close Menu