CWV #27 - Phản hồi với những cảm xúc khó và bất ngờ trong vòng tròn

CHỦ ĐỀ: Trong những hoạt động điều phối, chúng ta gặp phải những tình huống bất ngờ khi cảm xúc khó (đau buồn, giận dữ, sợ hãi,…) của ngừoi tham gia bị kích hoạt một cách vô tình hay hữu ý từ hoạt động của ngừoi điều phối. Đối diện với những tình huống trên có thể mang lại những khoảnh khắc khó xử cho cả ngừoi bị kích hoạt cảm xúc, những ngừoi tham gia khác và ngừoi điều phối.

Từ hai góc nhìn sẽ là hai câu hỏi anh muốn để ở trung tâm ý định vòng tròn:

- Với tư cách là ngừoi tham gia, chúng ta mong muốn điều gì để cảm xúc của mình được nhìn nhận và chăm sóc đúng đắn trong tình huống đó?

- Với tư cách là ngừoi điều phối, chúng ta cần làm gì để phản hồi và tạo không gian đúng đắn cho những tình huống như trên?

 

Host & Guardian: Minh Phan & Ngân Hà

Người thu hoạch: Nam Taro

Bài thu hoạch dưới đây là ghi chép chi tiết tiến trình và nội dung của vòng tròn diễn ra vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 8 năm 2022. Lưu ý, mỗi "-" là một chia sẻ riêng biệt.

 

1. TIẾN TRÌNH CHECK-IN 

Từng người chia sẻ về trạng thái của mình hiện tại và ý định/nhu cầu khi tham gia vòng tròn ngày hôm nay.

 

 - Hôm qua mình đang có chuyến đi xa. Hạnh phúc khi có mặt cùng mọi người.

- Mình cảm thấy tò mò về chủ đề này, bụng đang hơi đói vì chưa ăn sáng. Thấy đuối như con cá chuối. Đang có một quan sát về bản thân khiến mình mệt mỏi, thấy đuối và thấy down. Đang lắng nghe tiến trình của mình ở điểm nào.

- Mình có trải nghiệm vòng tròn từ năm 2019. Gần đây được động viên là guardian cho các vòng tròn của Mạng Lưới, mang vòng tròn vào bệnh viện, rất muốn làm diều gì đó cho bác sĩ và bệnh nhân tốt hơn. Chủ đề khiến mình rất háo hức. Mình thấy bản thân còn hành động theo bản năng, chưa có nhiều trải nghiệm.

Muốn hiểu một cái khung làm việc chung - không muốn gây nên những nỗi đau không mong muốn, và để lòng tốt của mình thực sự là lòng tốt.

- Những ngày vừa qua, mình đón và tham gia vòng tròn liên tục nhưng vẫn hiện diện ở đây để nhận năng lượng từ mọi người.

- Mình thấy háo hức vì chuyến đi vào tuần tới, lo lo thiếu náy thiếu kia. Mình không host nhiều vòng tròn liên quan đến cảm xúc nên mong muốn lắng nghe là chính và có thể thì sẽ góp thêm góc nhìn của người tham gia khi cảm xúc được kích hoạt.

 

2. MỞ ĐẦU VÀ LÀM RÕ Ý ĐỊNH NGƯỜI HOST 

Vòng tròn lần trước (xe, vẫn còn những người chưa kịp chia sẻ, vẫn những người chưa có thời gian đào sâu nên mình muốn tách câu hỏi ra riêng cho buổi ngày hôm nay.

 Người host nhắc lại câu hỏi trung tâm:

Với những trăn trở từ vòng tròn trước, mình muốn tiếp tục chủ đề và đào sâu vào những tình huống bất ngờ khi cảm xúc khó (đau buồn, giận dữ, sợ hãi,…) của ngừoi tham gia bị kích hoạt một cách vô tình hay hữu ý từ hoạt động của ngừoi điều phối. Đối diện với những tình huống trên có thể mang lại những khoảnh khắc khó xử cho cả ngừoi bị kích hoạt cảm xúc, những ngừoi tham gia khác và ngừoi điều phối.

Từ hai góc nhìn sẽ là hai câu hỏi anh muốn để ở trung tâm ý định vòng tròn:

- Với tư cách là ngừoi tham gia, chúng ta mong muốn điều gì để cảm xúc của mình được nhìn nhận và chăm sóc đúng đắn trong tình huống đó?

- Với tư cách là ngừoi điều phối, chúng ta cần làm gì để phản hồi và tạo không gian đúng đắn cho những tình huống như trên?


Người host xác nhận lại chủ đề và ý định cùng với người tham gia - liệu chúng ta có rõ ràng chưa? - mọi người thả trái tim (qua màn hình zoom) để thể hiện sự đồng thuận.

Người host nhấn mạnh vai trò của người bảo hộ: Hôm nay chúng ta có thể sẽ kể về những cảm xúc khó, những kỉ niệm khó nên chúng ta sẽ cần người bảo hộ để rung chuông hoặc mỗi người chúng ta kêu gọi tiếng chuông khi thấy cần thiết để cả vòng tròn cùng bước vào một khoảng tạm dừng - the pause. 


Image by David Becker (Unsplash)

3.  ĐẶT VẤN ĐỀ TỪ CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI HOST 

Năm 2013, mình học facilitator, thấy đây là một nghề rất đẹp. Tiếng latin của facilitation có nghĩa là loại bỏ những trở ngại đang cản trở mọi người đạt đến mục đích chung. Mình tổ chức những sự kiện, dẫn những đoàn leo núi mạo hiểm cũng theo nguyên tắc này. Hành trình học về điều phối cũng là hành trình mình tìm hiểu về bản thân, học hỏi liên tục và phát triển.

Với trải nghiệm tiêu cực trong gia đình từ nhỏ, mình trở thành một người rất dominant. Mình sống và chống chọi với nhiều những khó khăn trong cuộc sống, với vai trò con trai trưởng, mình thấy mình có trách nhiệm phải bảo vệ các em, phải vượt qua các khó khăn thử thách. 

Trong vai trò facilitator, mình dẫn dắt người khác, chủ động tạo ra các trải nghiệm và tìm mọi cách để người tham gia có thể đóng góp và chia sẻ. Đến khi mình biết đến thực hành vòng tròn The Circle Way, mình nhận ra có một cách khác để điều phối - 

đơn giản là bằng sự hiện diện của mình.

Khi chiêm nghiệm lại, trong quá khứ, mình có thể đã phạm sai lầm, mình có thể cưỡng ép ai đó theo tiến trình mình mong muốn. Mình quan sát thấy khá nhiều facilitator cưỡng ép người khác theo cái flow của riêng họ. Mình thấy những điều này ở rất nhiều nơi, dù cả ở những nơi như tăng đoàn, có những người dominant và không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Từ đây, mình dần nhận ra tầm quan trọng của thông minh cảm xúc - của việc quan sát, nhận biết và hiểu cảm xúc của người khác.

 

4. MỜI GỌI ĐỒNG THUẬN VỀ TIẾN TRÌNH 

Host có lời mời muốn làm rõ tiến trình mong muốn của mọi người:  Mình muốn xin sự đồng thuận của mọi người - mọi người muốn đi theo thứ tự từng vai trò trước (trải nghiệm từ vai trò người tham gia rồi đến trải nghiệm trong vai trò điều phối) hay muốn đi tự do không theo thứ tự. 

Host xin ý kiến của từng người - check-in với nhu cầu và lấy sự đồng thuần của mọi người qua chia sẻ nhanh bằng cách bật mic hoặc viết vào chat. Cả nhóm thống nhất đi từ vai trò câu chuyện của người tham gia trước. 

Người bảo hộ mời một tiếng chuông để mọi người có thời gian chiêm nghiệm và thực sự kết nối với ý định trung tâm của vòng chia sẻ đầu tiên.

 

Image by Tomoko Uji (Unsplash)

5. VÒNG 1 - CHIA SẺ TỪ GÓC NHÌN NGƯỜI THAM GIA 

- Chưa có tình huống nào mà em bị kích hoạt cảm xúc quá mạnh, những lúc em thấy cảm xúc mình bị kích hoạt, em học cách tự hold space cho chính mình. Em nhớ lại một lần em được coach 1:1. Ý định của người coach là giúp mình đạt được một mục tiêu gì đấy, hay họ có ý định gì đó mình không rõ, em chưa cảm thấy người coach đủ bình tĩnh. Em cảm giác người coach đang thúc ép một điều gì đó từ bên trong mình.

- Gần đây, mình được mời vào một cuộc họp với chủ yếu là những người làm HR và leaders trong công ty, trước khi vào cuộc họp, mình thấy có agenda khá rõ và rất háo hức vì mình thấy mình có thể đóng góp, cũng như có những người có kĩ năng điều phối nên mình rất tin tưởng. Đến khi vào họp, cũng có check-in, check-out và phần chính, nhưng lúc vào phần chính thì moi người lại nói chuyện về người khác - theo kiểu freestyle về người đó.

Mình quan sát thấy cảm xúc khó trong mình vì mình ngạc nhiên và bối rối. Tuy cuộc họp có ý đinh tốt. nhưng chỉ tập trung vào 1 phần trong agenda, và phần đó khiến mình cảm thấy không gian đó không an toàn. Mình lại không thể nói ra cảm giác đó ngay. Mình rơi vào một trạng thái bối rối - mình không biết nói gì do không muốn nói. Mọi người cứ hỏi tới khiến mình cực kì khó chịu. Đến phần check-out thì mình quyết định chia sẻ sự thật về cảm nhận của mình. Mình cũng nói rõ: Nếu có những cuộc họp như vậy thì mình quyết tâm không tham gia nữa.

Mình suy nghĩ rất nhiều về trải nghiệm đó, mình muốn nghĩ đến những đề xuất và thay đổi về mặt điều phối để giúp các bạn khi tổ chức những buổi họp có ý định như vậy về sau này.

- Vòng tròn nhiều cảm xúc nhất đối với mình là vòng tròn mất đi người thân. Nơi đó mình được chăm sóc cảm xúc khó rất tốt. Mình hiểu rõ những hướng dẫn cụ thể trước khi tham gia. Mình rất thận trọng khi ai đó chạm vào cảm xúc khó của mình. Sau mỗi buổi, mình luôn được thấy cảm xúc của mình được chăm sóc theo lộ trình rõ ràng.

Mình cũng chia sẻ cho người điều phối cả những khoảnh khắc mình cảm thấy không thoải mái, vì có một vòng tròn làm mình cảm giác mọi người đang đẩy mình tham gia vào các hoạt động trong khi mình không hiểu rõ ý định của các hoạt động đó từ trước. 

Mình nhớ nhất lời mời gọi của người điều phối trong vòng tròn mình tham gia cùng Sống Thiền trước đó:

Nếu chưa sẵn lòng tham gia, bạn có thể ngồi xuống và chọn để không tham gia. 


- Mình có hai trải nghiệm rất khó khăn về mặt cảm xúc:

(1) Trong một workshop, mọi người đang nói về việc chúng ta đều lựa chọn những việc mình làm cho dù là có ý thức hay vô thức, vì suy cho cùng bất cứ hành động nào của mình cũng nhằm chăm sóc một nhu cầu nào đó ẩn sâu.

Thì một anh shipper tới để đưa đồ ăn cho tất cả mọi người, mình nói đùa “Nhưng giờ là em phải đi lấy đồ thiệt nè" và đã rời khỏi vòng tròn.

Người host của workshop bất ngờ gọi mình quay lại, nhìn vào mắt mình và hỏi "Em có bị bắt ép đi lấy đồ hay em tự nguyện đi lấy đồ?" trước mặt mọi người khiến mình cảm thấy rất xấu hổ - như bị sửa lưng trước mặt mọi người. Đến bây giờ, mình vẫn chưa chia sẻ với người host đó về trải nghiệm khó đó của mình, mặc dù bọn mình khá thân thiết và mình rất yêu quý chị host đó.

(2) Tham gia một tuần chương trình 10 ngày về hosting, mọi người đã dành một ngày đầu tiên riêng cho quá trình check-in. Mỗi người có 30 phút đến 1 tiếng. Trong quá trình đó ai cũng khóc nhưng mình lại cảm thấy bối rối, tại sao ai cũng vậy. Tại khoảnh khắc đó mình rất phân vân vì mình không thể kết nối với trạng thái đó của mọi người. Nhưng đến những ngày sau đó, khi đã có kết nối gần gũi với mọi người, mình lại thấy trân trọng khoảnh khắc mọi người đã mở lòng như vậy.

Mình nhận thấy thời điểm và trạng thái của chúng ta rất khác nhau trong cùng một hoạt động, câu hỏi đang hiện lên trong mình là: 

"những người điều phối chăm sóc cảm xúc của người tham gia đến mức nào, ranh giới ở đâu?" Nếu có chăm sóc cảm xúc cho người tham dự thì mục đích là gì?"

- Một người tham gia mời gọi tiếng chuông, chia sẻ sự bối rối của mình trong trạng thái hiện tại vì có rất nhiều câu chuyện đang được gợi lên từ nhiều góc nhìn khác nhau. 

Một tiếng chuông được mời gọi để tất cả cùng chậm lại trước khi bước tiếp.

 

Image by Phinehas Adams (Unsplash)

 

- Mình muốn chia sẻ câu chuyện về tiến trình được tôn trọng từ trải nghiệm của mình với The Centre for Holding Space. Gần đây, mình có nhận được một nhận xét rất thú vị từ mentor: Cô thấy vui vì thấy em càng ngày càng thoải mái để chia sẻ câu chuyện của mình. Mình nhận ra trước đó mình luôn che giấu những câu chuyện của mình, mình không chia sẻ hết hoặc chỉ chia sẻ những bài học rút ra một cách chung chung. Mọi người đã không thúc ép mình kể ra câu chuyện cụ thể khi mình chưa thoải mái. Sau 3 năm, mình học cách làm quen với những câu chuyện của bản thân, sau đó mình đã có thể cảm thấy rất thoải mái để chia sẻ những câu chuyện của mình cho nhóm lớn hơn.

Cả nhóm dừng lại để chào đón một thành viên vào muộn. Host chia sẻ lại tiến trình đang diễn ra để thành viên mới bắt kịp. 

(Cả nhóm tiếp tục chia sẻ)

- Mình làm tình nguyện viên để mentor cho học viên lớp coach training của ICF và có những cảm nghiệm chưa tốt. Trong một lần mình làm coachee cho một bạn khác thực hành coach, mình kể về một trải nghiệm rất khó khăn của mình. Mình kể xong thì bạn ấy process mọi thứ như một cái máy móc bằng những câu hỏi dồn dập cho mình và có phần phê phán:  "Tại sao anh làm coach mà anh lại như vậy??" Mình không cảm thấy bạn ấy dành thời gian để tạo dựng niềm tin và không gian an toàn, chỉ cảm thấy như bị dí dồn dập vào chân tường. Cuối cùng thì mình xin phép dừng lại, mình có chia sẻ với bạn thực hành coaching: "Nếu giờ mình tiếp tục thì mối quan hệ của anh và em có thể cũng không còn nữa."    

- Trong một lần họp team, mình để ý thấy người leader chỉ hứng thú và quan tâm đến một số người nhất định, không để ý đến nhóm người còn lại. Mình nhận thấy có sự tức giận ở bên trong. Cuộc họp đối với mình bỗng trở nên rất nặng nề. Sau một hồi quan sát cảm xúc, mình quyết định chia sẻ trải nghiệm cảm xúc đang diễn ra của mình, cái mình đang cảm thấy. Sau khi mình chia sẻ thì cảm xúc bên trong thay đổi, mình nhận ra các góc nhìn khác nhau và các nhu cầu khác đang diễn ra trong cuộc họp. Mình nhận ra trong một cuộc họp: cho dù nội dung là gì, quan trọng là mình có thể nói ra sự thật cho mọi người. Đối với người leader thì cần chia sẻ rõ ý định và gọi tên những điều đang xảy ra. 

Một câu chuyện khác được người tham gia kể tiếp - Cách đây khoảng 3 tuần, mình có cơ hội thực tập coaching với hai người bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn trong mối quan hệ. Bạn nam đang trong giai đoạn cảm xúc khó và không thể chia sẻ những điều đang diễn ra. Mình tạo ra một hoạt động kích hoạt một phần khổ đau trong bạn ấy và khiến bạn ấy bỏ về. Sự việc ấy khiến mình suy nghĩ mãi về việc mình có thể làm gì để tạo không gian an toàn và thoải mái cho cảm xúc khó của người khác. 

Đến đây thì người host check-in với nhu cầu của nhóm, có được sự đồng thuận nhóm để kéo dài thời gian đến 10:15.


6. VÒNG 2 - CHIA SẺ TỪ GÓC NHÌN NGƯỜI ĐIỀU PHỐI 

- Mình đồng tổ chức một chương trình EQ. Trong chương trình có một hoạt động breakout. Trong đó có một nhóm có 7 thành viên (3 nam 4 nữ), trong khi chia sẻ thì 3 thành viên nữ đứng lên chia sẻ trải nghiệm trải nghiệm lạm dụng tình dục của mình. Người host lúc đó (là nam giới) bị đóng băng và lúng túng không biết làm gì. Sau sự việc đó, mình nhận ra chắc chắn mình sẽ luôn có điểm mù về mặt tình huống mà mình không đoán trước được và sẽ kích hoạt lên những kí ức không đáng bị lưu giữ. Nếu được làm tốt hơn, mình đến những ritual (nghi thức) hoặc những giây phút lắng đọng để cảm xúc khó có không gian được chứng kiến.

Mình cũng tin tưởng vào người tham gia để cùng với mình chia sẻ những điều khó nói. Cùng lúc, mình liên tục rà soát những điểm mù của mình của bản thân.

Người bảo hộ mời gọi mọi người nghe chuông và có một khoảng lặng chiêm nghiệm cùng nhau.

 

 

Image by Snappy Shutters (Unsplash) 

- Câu chuyện của chúng ta nãy giờ khiến mình nghĩ về các bác sĩ chữa bệnh. Nhiều người đo lường sự thành công với số lượng bệnh nhân mà người bác sĩ đó khám bệnh. Mình nhận ra mình cũng bị áp lực về việc "thành công": ví dụ như khi vòng tròn ít người đi, mình cảm thấy lo lắng. Khi chiêm nghiệm về điểm neo khi trải qua những áp lực từ bên ngoài như vậy, thì mình nhớ đến câu chuyện của thầy Lân Hiếu: thầy nhấn mạnh quá trình liên tục chiêm nghiệm và học hỏi để làm tốt hơn nữa và tạo giá trị cho bệnh nhân.

Khi đến và trải nghiệm vòng tròn nào đó không thoải mái, mình sẽ chiêm nghiệm để học hỏi và quan sát xem điều gì cần rút kinh nghiệm.

 

Người tham gia tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình -Liên quan đến câu chuyện quấy rối tình dục, em cũng đã từng quấy rối. Mình đã cất giấu điều này rất lâu. Sau 5 năm từ khi việc đó xảy ra, mình chỉ có thể nói ra với môt số người. Mỗi lần quyết định chia sẻ như vậy, mình vẫn đặt bản thân vào bài toán của sự may rủi - may ở chỗ người đó có thể lắng nghe mình thực sự và không phán xét, rủi thì câu chuyện của mình có thể bị truyền tai cho ai đó. 

Sau dần, mình bắt đầu nhận ra mình đã có đủ sự trưởng thành để chăm sóc cảm xúc của riêng mình. Mình nhận thấy trách nhiệm chăm sóc cảm xúc của người tham gia là 50-50 giữa chính người tham gia và người điều phối.

- Mình nhận thấy những bài học quan trọng trong quá trình mình đón không gian có cảm xúc khó của người tham gia: Mình nhận ra có những lúc mình không thể đón được những cảm của chính mình cũng như của người khác. Nhận ra giới hạn của người điều phối để mời gọi người tham gia chọn lấy ví dụ/chia sẻ vừa sức, vừa tầm với khả năng dung chứa của họ.

Mình nhấn mạnh việc mời gọi mọi người làm chủ quá trình học tập của chính mình. Đối với những cảm xúc khó hơn, đau đớn hơn, mình có thể dành không gian ở một nơi khác thay vì chia sẻ trong không gian này. Mình mời gọi sự chủ động đánh giá tình hình của người tham gia.

Trong vai trò của người điều phối, mình không phải là người tạo ra sự thay đổi - push, rung chuyển người ta thay đổi - mà mình tạo điều kiện cho những thứ cần xảy ra, đi được đến, dù nông hay sâu, thì đó là tiến trình tự nhiên nhất cần diễn ra vào thời điểm đó.

 

Image by Kiara Martin (Unsplash)

Host dừng lại để check-in với những bạn còn chưa chia sẻ - mọi người còn điều gì muốn nói ko thì chúng ta sẽ qua check-out để đóng vòng tròn.

- Mình đang tạo không gian cho ba mình khi ba đang đối diện với bệnh tật. Mình quan sát chính mình, quan sát cảm xúc, thân-tâm, ở cùng với những lớp lang của hiện thực cảm xúc đó. Mình thấy rõ ba mình trong đau khổ, và cả những lúc thấy ba mình trong hi vọng. Khi mình chứng kiến được những điều đang diễn ra trong mình và ở ba mình, mình cảm thấy nhiều tính yêu thương và hiện diện hơn.

- Một bài học quan trọng về cảm xúc với mình là sự cẩn trọng khi làm việc với cảm xúc. Làm mảng EQ trong một thời gian và đọc về thần kinh học, khi làm việc với cảm xúc, chúng ta không thể tránh khỏi những móc nối với sang chấn tâm lý. Khi làm việc với những sang chấn hay tổn thương có thể kích hoạt lại từ những hoạt động liên quan đến cảm xúc/chia sẻ cảm xúc, chúng ta cần có sự chuẩn bị dần dần cho người tham gia trong khâu lên kế hoạch - dẫn dắt dần dần và cùng quan sát tiến trình của người tham gia, đảm bảo sự an toàn và thoải cho họ, cũng như mời gọi và tạo tin tưởng cho người tham gia có thể chia sẻ nhu cầu của họ.

Chúng ta cũng cần quan sát chính những thôi thúc của mình khi làm việc với cảm xúc của người khác. Khi chúng ta muốn đào sâu cảm xúc của người khác, đó là mong muốn thực sự của người tham gia hay đó là ý muốn từ ego của người điều phối? Người điều phối có bị chi phối bởi cảm giác thôi thúc của việc "thành công", mà trong quá trình đó sẽ vô tình gây tổn thương và can thiệp đến tiến trình người tham gia cảm thấy thoải mái nhất không? 

 

7. TIẾN TRÌNH CHECK-OUT 

Các bạn muốn gói món quà gì để mang về từ vòng tròn ngày hôm nay?

- Tôn trọng tiến trình - cẩn thận với ego khi làm điều phối.

- Quan sát chính mình, cảm xúc và ego. Tôn trọng sự lựa chọn và tự do của người tham gia.

- Thấy thông cảm hơn với các bạn host và thấy được trách nhiệm trong việc chăm sóc và điều hòa cảm xúc của chính mình khi tham gia hoạt động. Mình cũng thấy được trách nhiệm của mỗi người trong vòng tròn để chăm sóc nhau và cùng tạo không gian cho nhau.

- Biết ơn mọi người. Nhận thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị tinh thần cho mọi người tham gia.

- Đặt niềm tin vào người khác và tôn trọng tiến trình của người tham gia và cả người host. Ghi ấn sâu nhất: đồng hành cùng từng bước nhỏ với người tham gia, nếu người tham gia muốn dừng lại thì mình cũng có thể dừng lại.

- Chiêm nghiệm về câu hỏi, Ý định của mình là gì? Cũng nhận ra, mình muốn thành công thế nào không quan trọng bằng tình yêu thương mình dành cho người tham gia và cho những người xung quanh ra sao.

Người bảo hộ rung chuông để thông báo vòng tròn đóng lại.


 8. REFLECTION SAU KHI KẾT THÚC VÒNG TRÒN

 


Vòng tròn số 27 cùng chứng kiến một tiến trình mới khi người host và người guardian cùng ngồi lại với nhau và một số thành viên cùng nhìn lại thành quả của tiến trình vừa rồi, chúng ta học hỏi được điều gì và mong muốn làm tốt hơn ở điều gì.  

Chiêm nghiệm từ Host: 

(Sẽ được cập nhật sau)

Chiêm nghiệm từ Guardian:

Đây là lần đầu tiên mình giữ vai trò guardian riêng biệt với host trong vòng tròn (bình thường thì mình làm host và kiêm luôn guardian). Bắt đầu chương trình mình khá bối rối, không biết nên chờ host “ra tín hiệu" mời tiếng chuông thì sẽ gõ, hay mình tự cảm nhận năng lượng của nhóm và chủ động mời chuông, rồi nếu mình tự chủ động mời chuông thì có phù hợp với chủ ý của người host hoặc tạo ra cảm xúc khó cho anh í hay không.

Và mình đã quyết định nhắn tin riêng cho host và nói với anh í bao giờ anh thấy cần một tiếng chuông thì ới mình. Anh nhắn ok và cảm ơn mình. Sau đó anh chủ động mời một tiếng chuông.

Từ khoảnh khắc đó trở đi, mình thấy đồng điệu, cùng hội cùng thuyền với anh host hơn, mình vừa lắng nghe tín hiệu từ anh, vừa chủ động mời chuông từ phía mình, vừa lắng nghe nhu cầu của cả nhóm.

Thực sự mình tưởng tượng lần đầu làm guardian của mình phải có nhiều sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, chuyên nghiệp hơn, hoàn hảo hơn. Và nó đã hoàn toàn không như vậy một xíu nào. Cơ mà đến khi kết thúc vòng tròn, mình thật sự cảm thấy rất thoả mãn, sảng khoái, nhẹ nhõm, không có một chút áp lực và đánh giá nào cho bản thân mình cả. Mình đã học được rất nhiều từ những bối rối, băn khoăn của bản thân, và háo hức để thử thêm trong tinh thần khám phá, hiện diện, thử nghiệm và học hỏi.

Post a Comment

0 Comments

Close Menu