CWV#26 - Tạo không gian an toàn và thoải mái trong vòng tròn



CHỦ ĐỀ: "Một số vòng tròn sẽ đòi hỏi chia sẻ về những điều rất riêng tư, hay các hoạt động xúc chạm thân mật (xâm chiếm không gian cá nhân) nhưng host/faci chưa tạo ra được một không gian đủ an toàn và kết nối giữa các thành viên dẫn đến một số người tham gia cảm thấy bị áp lực buộc phải làm theo dù không muốn. Người tham gia không chia sẻ chân thật và cảm thấy không thoải mái. Chúng ta có thể làm tốt hơn như thế nào?"

Người thu hoạch: Thanh Tâm

Chủ đề mời gọi: Linh Nguyễn

Host & Guardian: Nam Taro & Mai Ly


Bài thu hoạch dưới đây là ghi chép chi tiết tiến trình và nội dung của vòng tròn diễn ra vào sáng Chủ Nhật, ngày 24 tháng 7 năm 2022. Lưu ý, mỗi "-" là một chia sẻ riêng biệt.


 



- Chill: đạp xe, ăn sáng ở ngoài, đi chợ. Tâm thế hơi tiếc nuối vì nghe dở bài hát để vào vòng tròn. Chủ đề hay, muốn gặp và nghe các câu chuyện từ mọi người


- Vội vàng, chưa ăn sáng, chưa có thời gian tĩnh cho bản thân để chuẩn bị tâm thế cho bản thân. Háo hức vì chủ đề của mình được chọn đem ra thảo luận.


Trải nghiệm làm người tham gia nhiều hơn là người host. Nhiều cảm xúc khó. Có thể người host/faci không nhận ra hoặc nhận ra nhưng bỏ qua. Không biết đó là ý đồ của người host/Faci (họ cố tình để mình trải qua) hoặc một điều họ không mong muốn nhưng nó đã xảy ra. Ai cũng chia sẻ những điều tốt đẹp làm người khác cảm thấy không có không gian nói những điều họ không hài lòng, người tham gia cảm thấy vòng tròn không an toàn, không thực sự hiệu quả và sẽ rời bỏ.


- Vội vàng, chưa có thời gian cho bản thân.


Làm sao để mọi người cảm thấy an toàn nhất? Như thế nào để an toàn cho mọi người trong vòng tròn cũng như sau vòng tròn?  


Tâm thế tò mò, liên hệ với bản thân, không an toàn khi là người tham gia. Băn khoăn cách phản ứng của mình có thích hợp không? Nhìn vào vai trò điều phối thì mình có thể làm gì để tốt hơn?

 

- Sáng nay mình bước vào vòng tròn với tâm thế háo hức, có hẹn cà phê sáng chủ nhật với bạn. Mình vừa về quê, sáng nay muốn dọn nhà cho Bố, nhưng lại dừng lại, xin Bố con đi cà phê với bạn. 10h con về con dọn dẹp nấu cơm.


- Mình quan tâm đến chủ đề này vì mình vừa có những trải nghiệm với vòng tròn với người bệnh, là sự giao thoa giữa faci team và nhân viên y tế.


- Tò mò về trải nghiệm của mọi người. Câu hỏi chủ đề rất powerful, mỗi tình huống mỗi khác, mình như người học trò trong mỗi trường hợp.


- Phấn khích vì trời trong xanh nắng vàng. Háo hứng, nhớ mọi người. Cảm thấy thú vị, tò mò muốn đóng góp kinh nghiệm của mình và lắng nghe tình huống mới và học hỏi từ các bạn.

 

Sự phát triển của mình đến từ việc mình lắng nghe trải nghiệm của người tham gia, có những điều gì họ không nói nhưng mình quan sát được. Làm thế nào để tạo nên không gian an toàn và thoải mái cho tất cả những người tham gia trong vòng tròn.


Tiến trình mời gọi: Đi từ những câu chuyện cụ thể được gợi lên khiến mình suy ngẫm liên quan đến chủ đề này. Chúng ta nghe và xây dựng dựa trên những suy ngẫm của nhau.

- Để vật nói ở trung tâm, vật nói mời gọi những câu chuyện gì? Những chiêm nghiệm gì? Người host cũng sẽ đặt ra một vài những câu hỏi đào sâu trong quá trình chía sẻ khi cần.

- Người bảo hộ (Guardian) mời gọi tiếng chuông tĩnh lặng khi cần.

- Nhắc lại thực hành vòng tròn: Ask for what you need/Offer what you can. (hỏi điều bạn đang cần và cho cái bạn có thể, bao gồm câu chuyện liên quan, kinh nghiệm, câu hỏi, băn khoăn - đây là chất liệu để cùng khám phá.

 

BỐI CẢNH:


Chia sẻ từ người mời gọi câu hỏi: Sự đứt gãy về mặt kết nối, mông lung và sự thiếu chân thành.


Tham gia một vòng tròn có một vài người quen, có phần check in để mọi người kết nối. Một vài người từ chối check-in tạo nên sự kết nối không tốt. 1/3 người tham gia vòng tròn tới trễ nên không tham gia check-in và không có sự kết nối với vòng tròn. Hoạt động sau đó bình thường. Hoạt động cuối: Faci yêu cầu mọi người ôm lấy nhau, mình cảm thấy không thoải mái, muốn bước ra khỏi vòng tròn nhưng không tiện nói với người điều phối. Cảm thấy mình gồng, không thấy kết nối. Làm sao để người host/faci phân biệt, nhận diện cảm xúc khó của người tham gia và có thể làm tốt hơn?


Một số vòng tròn người Faci đem lại một không khí tích cực khiến mọi người không nói điều gì tiêu cực vì đó là sự đồng thuận từ đầu. Với vai trò điều phối, mọi người ưu tiên điều gì hơn? Sự chân thật hay cảm giác khó chịu mông lung đó.

 

Với tư cách là người host/faci, chúng ta có sự lựa chọn nào… muốn sự chân thành hay cảm giác dễ chịu nhưng có gì đó mông lung, không hài lòng đằng sau. Làm sao nhận diện những cảm xúc không được nói ra trong người tham gia, làm sao chúng ta đi vào vòng tròn với tâm thế mở, đón những điều khác với kì vọng như thế nào, đến với nó với tâm thế ra sao? Phản hồi, phản ứng như thế nào?

 

CÂU CHUYỆN - TRẢI NGHIỆM


Cảm xúc khó: Tham dự một WS và đã khóc như một đứa trẻ trong vì nhớ một kí ức trong buồn trong quá khứ. Mình vẫn nhớ cảm giác dễ tổn thương đó và không muốn quay trở lại. Trải nghiệm đó rất không thoải mái với mình trước sự chứng kiến của rất đông người.


Các bạn (nhất là bạn nữ) mong đợi người Faci sẽ làm gì trong tình huống như vậy để có thể hỗ trợ bạn tốt hơn?


Câu chuyện có người lạ: Không gian có sự đồng thuận và nguyên tắc để đảm bảo sự an toàn, quan sát được chính mình và hiểu được thêm chính mình.

- Câu chuyện có người quen: Không gian có người quen và mình đã có những định kiến trước đó, cảm thấy khó khăn để chia sẻ trong vòng tròn và rất mâu thuẫn về việc mình có nên nói thật hay không - vừa không muốn chia sẻ nhưng chia sẻ lại rất quan trọng. Cũng may có phần check-out, mình đã nói được sự thật của mình và có người đã follow-up với mình.

- Đôi khi làm host, mình quên mất mình từng là người tham gia. Mình đang host một vòng tròn cho những người có nhiều tổn thương, họ đang trong giai đoạn nhìn lại những tổn thương, xem nó có ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống hiện tại, quá trình này luôn là là một thử thách. Ngay cả khi check-in cũng có nhiều sự kháng cự và cần nhiều thời gian tìm hiểu, nói chuyện sinh hoạt chung với nhau mới có thể mở lòng. Người điều phối phải rất kiên nhẫn, linh hoạt, sâu xát từng bạn.


Người host cần thời gian lắng nghe người tham gia + kinh nghiệm qua nhiều WS khác nhau, bồi đắp kinh nghiệm sống để có thể linh hoạt quan sát và phản hồi.


- Trong mỗi tình huống giống nhau, tâm thế người host và context của người tham gia thì cách xử lý/ giải quyết tại mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Thực hành vòng tròn với mình nghĩa là thực hành nói thật, chia sẻ thật và kết nối với nhau. Trong buổi thực hành và điều phối, mình luôn tạo không gian cho người tham gia nói lên cảm xúc khó. Người host demo trải nghiệm thì vòng tròn sẽ theo flow như vậy.

Trong một vòng tròn với rất nhiều cảm xúc khó diễn ra, mình đã host, là người mở đầu nhưng đã khóc, khiến người tham gia ngạc nhiên, bối rối. Mọi người nghĩ người điều phối khóc trước mặt người khác là không chuyên nghiệp… Nhưng chính việc bộc lộ cảm xúc khó của người host khiến người tham gia cảm thấy dễ dàng hơn trong việc bộc lộ cảm xúc khó của mình và không có sự cách biệt của người tham gia và người điều phối. Chỉ là những người đang ngồi đấy và lắng nghe nhau và được phép bộc lộ những cảm xúc mà mình đang có tại thời điểm đấy dù có thể bị người khác phán xét (ngầm). Người host có cảm xúc khó và bộc lộ dù khiến cho mọi người hơi khó lúc đầu nhưng cảm giác kết nối sau đó.


Người điều phối cần có quan sát và nhận thức về cảm xúc khó của người tham gia. Người điều phối cũng cần host được bản thân trước (có nhận được cảm xúc và nhu cầu của mình không?). Khi đủ vững vàng có thể có những cách khác nhau ví dụ: dừng mọi người lại, check-in cảm xúc của mọi người (ngay lập tức mở ra không gian khác để thảo luận). Người điều phối cũng có thể chia sẻ cảm xúc khó của bản thân trong một vòng tròn sau đó (trong một vòng tròn dài ngày).

Nếu người faci chủ đích tạo không gian cho cảm xúc khó cho người tham gia (không xoa dịu ngay khi cảm xúc khó xảy ra). Phần debrief rất quan trọng như mọi người quan sát lại hành trình vừa rồi, người tham gia đã trải qua cảm xúc gì, cái gì là trigger? Cảm xúc khó phản ảnh như thế nào trong đời sống nội tâm.


Vai trò là người tham gia: Mình từng là người tham gia nhút nhát, khó kết nối, nhưng giờ đây mình nhận ra đây là chất liệu/biết cách làm không gian để mọi người từ từ kết nối hơn tốt hơn.

- Trải nghiệm khi một người điều phối/faci nói tôi không biết câu trả lời/tôi chỉ là người thực hành. Thoải mái để trả lời ằng mình không biết và mình bối rối khi không có câu trả lời cho bạn. Ấn tượng về một người điều phối không tỏ ra mình là người hoàn hảo/ vững chắc và sẵn sàng mở lòng để cho người khác biết những gì đang xảy ra bên trong họ: Mình sẵn lòng để chia sẻ, cái sức mạnh để phát triển nó nằm ở bên trong mình chứ không phải là ở người kia - "Tôi đang sở hữu năng lực phát triển bản thân tôi."

 

Mình cũng tiếp tục chứng kiến một người điều phối dày dặn kinh nghiệm chia sẻ thật lòng:


"Tôi đang cảm thấy tim tôi đập rất nhanh và tôi ngồi trước màn hình và tôi nhìn thấy rất nhiều gương mặt xa lạ trước mặt tôi tự dưng tôi cảm thấy rất lo lắng và tôi không biết phải nói gì bây giờ cho phù hợp, cái cảm giác này mỗi khi bắt đầu khóa học mới nào tôi cũng đều gặp phải cả…"


Người này thật gần với mình, cũng giống với mình. Chính những trải nghiệm này đã tạo động lực để mình có thể chia sẻ trạng thái bên trong mình trong những WS mình mở ra, tùy vẫn còn nhiều khó khăn. Đôi lúc nhẹ nhõm, đôi lúc rất bối rối với chính các xúc của mình và vụng về để quay trở lại, kết nối lại. Điểm khó nằm ở chỗ mình có thể host cảm xúc của mình như thế nào?


Bài học lớn của mình là càng làm càng thấy vững hơn một tí. Rất tuyệt vời khi có co-host. Khi mình cảm thấy mình đang rối bời, có người co-host cùng mình chăm sóc vòng tròn. Mình cũng nhận ra:


"Thấu cảm là mình chấp nhận mình ở bên người khác với cái mà người đó sẵn có và mình sẵn sàng đi cùng với họ"


Từ đó, mình luôn nhắc nhở bản thân mình sẵn sàng chấp nhận và ở cùng mọi người và sẵn lòng đi tiếp với mọi người.




- Sự chân thành giữ chân mình lại trong vòng tròn. Không gian tổ chức vòng tròn rất quan trọng, trong không gian đó mình được là chính mình (được tắt cam, nếu cảm thấy không thoải mái có thể quan sát cảm xúc của chính mình, không muốn chia sẻ cũng không sao, được tìm một vật dùng gần gũi để nương nhờ, được nằm xuống khi cần…một cảm giác được chào đón, được trở về nhà).


- Sự khác nhau giữa hosting và facilitation. Người host là một phần của vòng tròn, host cũng là người tham gia. Host hoàn toàn có thể chia sẻ được nhu cầu, chia sẻ những điều muốn mời mọi người thực hành, tạo modeling rất tốt cho người tham gia.


Để ý phản ứng của mình với sự im lặng: Sự im lặng tạo nên rất nhiều nỗi sợ bên trong người host. Nếu người host có thể thoải mái với sự im lặng thì sẽ hiểu người tham gia cần thời gian để suy nghĩ, hấp thụ thông tin, chúng ta tôn trọng sự im lặng đang diễn ra. Im lặng là sự thực hành rất lớn với người host. Bất cứ sự im lặng ở đây đều là cơ hội, điều là không gian. Người host chỉ cần cảm nhận, không cần phải nói. Mọi người vào vòng tròn không đi với tiến độ giống nhau: Tất cả mọi người đều có chung nhu cầu tôi muốn được tôn trọng. Người host thoải mái và tôn trọng tiến trình của mỗi người thì người tham gia cũng sẽ cảm thấy như vậy. Chúng ta cần co-host, cần không gian debrief, reflect lại trước/trong/sau khi tiến trình diễn ra.


Câu hỏi chiêm nghiệm: Như thế nào là một không gian an toàn, thoải mái với người tham gia? Như thế nào là một không gian thấu cảm? Như thế nào là một không gian tôn trọng tiến trình? Định nghiã chúng ta ta thực sự cần là gì? Chúng ta phản ứng và phản hồi như thế nào trong tiến trình đó? Nếu như trong vòng tròn diễn ra không theo ý mình thì chúng ta đón nhận điều đó ra sao? Thể hiện sự tôn trọng đó như thế nào? Dừng lại và hỏi người tham gia khi cần, mọi người thấy tiến trình vừa rồi thế nào nó có gợi ra nhu cầu nào đó không? Người host/ người tham gia cảm thấy điều gì? Chúng ta đã hiểu nhau như thế nào?

Chúng ta cần những điểm dừng có ý thức trong tiến trình để cùng nhìn lại, check in nhu cầu của nhóm.

 



- Không quên mình đã là một người tham gia như thế nào. (tâm ban đầu) Khi nào thì thực hành vòng tròn (không gian suy ngẫm, lắng xuống...). Khi nào không cần dùng vòng tròn để khơi gợi chất liệu khác.


- Bắt đầu phòng tròn đúng giờ (từ chối người không đúng giờ), downsize (host nhóm nhỏ hơn). Cho người tham gia một sự lựa chọn tham gia hoặc không. Người host phải tự nhận thức được cảm xúc của mình. Vai trò của người co-host. Cho phép người tham gia/ và cả mình được giải tỏa cảm xúc. Hãy làm gương (hay chân thật, yếu đuối trước và trong vòng tròn không có khoảng cách giữa host và người tham gia…). Cảm xúc khó là chủ đích của mình, phải có phần debrief để giải tỏa. Để mọi người nói cảm xúc khó của mình. Tất cả mọi người đều có nhu cầu tôn trọng câu chuyện của nhau. Nếu cảm thấy không thoải mái sẽ chia sẻ với người host để giúp người host nhận ra và có cách xử lý.


- Tôn trọng tiến trình của mỗi người. Tôi muốn mọi người tôn trọng tiến trình của tôi.


- Có khoảng dừng liên tục để nhận thức về mình:


Chúng ta cùng đang thấy điều gì?

Chúng ta sắp sửa thấy điều gì nữa?

Còn điều gì chúng ta chưa thấy?


Có một mục tiêu quan trọng nào đó chưa đạt được, ai đó trong vòng tròn vô tình chưa được chăm sóc, bị bỏ quên, chưa được hỗ trợ tốt nhất… Có thể cải thiện tốt hơn cùng với sự hỗ trợ của mỗi người.


- Thực hành thấu cảm với sự im lặng - nhận ra mình luôn cố gắng break sự im lặng. Thực hành nhiều hơn và cảm nhận cơ hội từ sự im lặng để hiều thêm về trạng thái vòng tròn ngay lúc đó.


- Tôn trọng sự lựa chọn, giai đoạn của mỗi người, rèn luyện sự tò mò với tất cả những người mình gặp, đặc biệt là những người thân quen với mình.

 

Mỗi vòng tròn bắt đầu bằng một ý định. Mỗi một cuộc trò chuyện chúng ta cùng nhau giữ lửa và thu hoạch. Mời câu hỏi từ anh Minh còn bỏ ngỏ cho lần sau.


Cảm ơn những gương mặt cũ và mới cùng góp mặt để làm nên sự giàu có của vòng tròn cộng đồng thực hành sáng nay.


CHIÊM NGHIỆM CỦA HOST & GUARDIAN VỀ TIẾN TRÌNH


Mình bước vào vòng tròn hôm nay với tâm thế "Prepare Less, Show up More". Mình không có câu hỏi gì nhiều, cũng không có sự chuẩn bị tiến trình gì cả ngoài những bước rất đơn giản của vòng tròn (Check-in, Vật nói, Mời gọi, Bảo hộ và Check-out), mình bước vào với tâm thế quan sát và lắng nghe để biết dòng chảy đang đi về đâu, có những kết nối gì, có những lúc nào thì cần khoảng lặng.


Trong những vòng tròn gần đây, mình thực hành nhiều hơn quá trình mời gọi - làm rõ ý định. Câu hỏi và chủ đề càng rõ thì người hiện diện chắc chắn sẽ mang chất liệu cần có vào vòng tròn. Bài học ý nghĩa nhất của mình là càng mời gọi được câu hỏi quan trọng và rõ ràng thì người tham gia cũng sẽ mang chính tâm thế đó vào vòng tròn - từ đó thì chất liệu sẽ rất dồi dào.


Adaptation of Kaner's Diamond Model of Participation, as found in his book 'Facilitator's Guide to Participatory Decision Making.' Credit: Carrie Kappel.


Sau khi vòng tròn kết thúc thì Ly có hỏi mình: Có một lúc những câu chuyện rất đa dạng và đa chiều (divergent) và em cảm thấy không biết cách nào để kết nối hết tất cả những câu chuyện này. Lúc đó mình nhớ đến ngay mô hình Divergent-Groan-Convergent trong thảo luận vấn đề và đưa ra quyết định và cảm giác về mặt cơ thể khi chứng kiến nhóm bước vào groan zone - một cảm giác pha trộn giữa hứng thú và mù mờ, có rất nhiều thứ nhưng chưa thấy những liên kết nào. Mình nhận ra một chất liệu quan trọng của người host là học cách làm bạn và thấy thoải mái với tiến trình này. Đây là một cảm giác tất yếu cả nhóm cần trải qua trước khi bắt đầu thấy những liên kết rõ ràng hơn và sẵn sàng bước vào tiến trình Convergent. Khi người host cảm thấy thoải mái với tiến trình này, người tham gia cũng sẽ tin tưởng để cứ bước đi và chia sẻ, từ đó bức tranh lớn dần dần hiện ra (Tưởng tượng: Chơi game Age of Empire khi bản đồ dần dần hiện ra khi nhóm khai hoang đi theo nhiều hướng khác nhau).


Một trong những yếu tố quan trọng để cùng bước qua Groan Zone và bước vào Convergent: (1) Mời gọi ngay từ đầu vòng tròn thực hành chia sẻ những điều thật nhất và đúng nhất ngay lúc này, lắng nghe chia sẻ của người khác và tiếp tục đi theo những điều được gợi lên: Xây dựng lên nền câu chuyện và chiêm nghiệm của nhau; (2) Ý thức về những khoảng lặng cần thiết để mọi người có thể nhìn lại nhu cầu của mình - đã cảm thấy liên kết gì, học hỏi được điều gì mới và còn câu hỏi gì còn để ngỏ không.

Post a Comment

0 Comments

Close Menu