CWV#25 - Chuẩn bị gì cho cấp lãnh đạo khi điều phối vòng tròn?


Góp ý sau chương trình (https://forms.gle/KkhNiJVAxMjav3no6)
  • Mình thích câu hỏi khơi gợi và cách linh hoạt chia nhóm khi không đủ thời gian
  • Khía cạnh "Lời nói": Hướng dẫn cụ thể và mời gọi sự tĩnh tâm, soi chiếu bản thân từ người tham gia.
  • Khía cạnh "Không lời": Sự hiện diện của hai hosts và sự lắng nghe thể hiện rất nhiều chu đáo. Hai hosts liên tục thu hoạch những điều quan trọng đã lắng nghe từ người tham gia. Cảm ơn hai hosts nhiều vì chúng ta đang cùng nhau mô phỏng tính luân phiên lãnh đạo trong cộng đồng thực hành này.
  • Câu hỏi chưa sát với chủ đề - Mình cảm nhận vậy. hì hì hì
  • Khía cạnh "Chủ đích": Em/anh thấy nhu cầu của mình khi đến với chủ đề còn chưa được thỏa mãn đủ ;) Chủ đích em/anh quan tâm là "làm việc với cấp lãnh đạo thế nào" thì trải nghiệm hơn một nửa thời gian là "làm việc với chính mình" trước. Em/anh quan sát thấy buổi thảo luận có tính điều hướng-thông điệp rõ quá và hơi "chật", chưa tạo nhiều không gian thoải mái để các góc nhìn và ý kiến được tung vào đa dạng hơn. Em/anh đợi đến lúc vào câu hỏi chính thì đã gần hết thời gian mất rồi và vẫn bị vướng vào các câu chuyện nên thấy hơi tiếc.

Bài học kinh nghiệm của người đồng điều phối
Nhìn lại góp ý từ người tham gia, có lẽ tên chủ đề nên được đặt lại là "Chuẩn bị gì cho chính mình khi điều phối vòng tròn cùng cấp lãnh đạo". Trong những lần tới, mình mong có thể làm rõ hơn nữa ý định của mình khi mở vòng tròn, để từ đó đặt tên chủ đề và viết một lời mời phù hợp, tránh gây hiểu nhầm cho người chọn tham gia. Mình cũng được nghe từ một người tham gia là, nếu họ tự nhận ra sự nhầm lẫn trên, họ có thể nhắn nhanh cho người điều phối để làm rõ lại ý định của vòng tròn, như một cách chăm sóc nhu cầu bản thân và biết đâu cũng giúp người điều phối chăm sóc tốt nhu cầu của nhóm.

----------------------------------------------
Thu hoạch từ chương trình

1.    Hoạt động thân nghiệm: Hình dung một người lãnh đạo đã để lại ấn tượng cho mình đang đứng giữa phòng. Mình sẽ đặt mình ở đâu trong phòng trong tương quan với họ, và sẽ có cảm nhận như thế nào? Phác thảo 1 kỷ niệm bất kỳ với người lãnh đạo & tương tác của mình với họ trong kỷ niệm đó.

2.    Ảnh hưởng từ người lãnh đạo đó lên mình - đã trở thành hành trang cá nhân nào theo chân mình bước vào vòng tròn?


Biết ơn, sợ, khinh

Chỉ muốn người đó để mình yên

“Em chả hiểu gì, muốn thay đổi không dễ đâu"

Bức bối trong lòng

Nhưng vì cuộc sống mà tiếp tục


Dấn thân, quyết liệt dù không ai tin tưởng

"Em lắng nghe và hỗ trợ được mọi người tốt hơn anh"

Mong mỏi mình ở lại

Họ cũng chỉ là một con người

 

+ Cảm thấy sợ sệt, nhỏ bé, tự ti, tiếc nuối khi nghĩ về sếp

+ Mình nhớ về những trận chửi của ba mình. Sau này khi mình lớn lên vừa khiếp vía, vừa chống đối với những người mang dáng dấp ba mình. Với những người sếp sau này, mình vừa giữ khoảng cách vừa chống đối nếu bị đàn áp. Mình muốn mang vòng tròn vào trong các môi trường có sự chênh lệch quyền lực để nhìn thấy sự công bằng.

+ Mình vừa biết ơn vừa sợ hãi sếp. Mỗi khi nghĩ đến sếp, mình thấy tim đập nhanh, run. Mong muốn nhận được nhiều hơn từ sếp. Thấy môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần.

+ Sếp là bạn, là đồng nghiệp và vẫn có ảnh hưởng lớn trong lòng mình. Sếp thân thiện, hỏi thăm, làm quen và học thuộc tên nhân viên. Sếp thực hành, khuyến khích và trân trọng thực hành vòng tròn.

+ Mình quan tâm đến “being” của các người thầy, cô - sếp trong lòng mình. Mình dễ đánh mất bản thân khi mình ở bên “being” của các người thầy cô của mình. Và muốn quan sát liệu sự hiện diện của mình có làm lu mờ sự hiện diện của các bạn sv

+ Hình ảnh mẹ mình hiện lên, môi trường clb đại học, công ty cũ. Tự làm chủ để tạo ra môi trường cởi mở hơn so với những trải nghiệm ở clb nhưng chưa tìm ra cách làm. Gần đây muốn quay trở lại để mang vòng tròn vào các môi trường “toxic”. Mong muốn mang đến một cách thức mới, một thế giới đẹp hơn cho những người đã quen làm theo cách cũ.

+ Thấy vui, thấy mình đứng, ngồi ngang hàng nói chuyện với sếp cũ. Thấy mình không bị ảnh hưởng bởi quyền lực. Trân trọng vì được cảm nhận con người thật bên trong, những cảm xúc, suy nghĩ của sếp. Và lựa chọn thể hiện đúng với suy nghĩ, cảm xúc, không cố gắng để làm vừa ý sếp.

+ Trong cuộc sống có nhiều leaders. Được nhìn thấy những khó khăn, lo lắng, áp lực, cô đơn của những người làm leader. Hay làm cầu nối giữa leaders với những người khác. 


3.    Một điều gì đó còn đọng lại sau khi lắng nghe:

+ Vô thức

+ Hy sinh & trằn trọc

+ Sếp tạo container

+ Hạt giống được gieo

+ Sự ảnh hưởng

+ May mắn :)

+ Thấu cảm đến đâu, ranh giới khi nào

+ Thông cảm

+ Trui rèn mình

+ Dấn thân

+ Cha mẹ, gia đình và những người sếp đã có ảnh hưởng đến mình rất nhiều

+ Những kỷ niệm đau thương được tạo nên bởi những ng có cùng một hệ tính cách 😀

+ Những câu chuyện chưa được kết thúc, cảm xúc chưa giải toả

+ Nghĩ tới những vòng tròn xung quanh ngọn lửa có thể mang lại sự ấm áp, nuôi dưỡng hoặc làm mình bị bỏng


4.    Mình cần chuẩn bị gì để có thể bước vào một vòng tròn nhiều tam giác nhọn?  Liệu sự chuẩn bị đó của mình có thể giúp người kia tròn hơn ở điểm nào không?

+ Chia sẻ vòng tròn ở các môi trường bên ngoài trước

+ Mình chia sẻ gì với những người ở trong tổ chức mình để sau này không hối tiếc

+ Mqh của mình với quyền lực ntn? Và điều đó nói gì về mình? Đã từng lựa chọn nín nhịn hoặc bùng nổ. Làm sao để biết được mối quan tâm chung của mình và sếp.  Khi càng làm vòng tròn, càng trân trọng tiếng nói của mình. Trung tâm của vòng tròn là ở giữa 2 người chứ không nằm ở 1 người. Nói với tâm thế mình là người đóng góp vào.

+ Mong có cách thức để nói những điều mình thấy quan trọng và giúp được cho người kia.

+ Mình cần chuẩn bị sức khoẻ, bình an. Mình muốn mqh của mình với ng kia trong tương lai ntn? Mình có thực sự hiểu họ? Mình đang vì điều gì?. “Tôi đang không bảo vệ ai cả mà tôi đang bảo vệ triết lý giáo dục của tổ chức, nếu anh chưa biết thì tôi sẵn lòng hỗ trợ”. Biết rõ điều này giúp mình vững chãi.

+ Chỉ có người bị tổn thương mới làm tổn thương người khác. Kiên nhẫn là dấu ấn của tình thương. Cần rất nhiều tình thương để đi vào các môi trường tam giác. Mong muốn được biết, thấu hiểu những bước đi gian nan của những người lãnh đạo.

+ Mình thấu hiểu đến đâu? Ranh giới khi nào? Nếu sự thấu hiểu làm mình nhận nhiều tổn thương thì sự thấu hiểu có còn tạo ra giá trị? Khi nào tình yêu thương là bạo lực? Ranh giới nào, cam kết nào để hỗ trợ hành vi ứng xử mọi người? “Điều tôi không bao giờ chấp nhận được là điều gì? Mình có đang để cho văn hoá độc hại diễn ra?”

+ Đồng đẳng, thuận với lòng và thuận với người. Thay vì cho đi mà không nhận lại liệu có phải là tinh thần của sự đồng đẳng, hay mình nghĩ mình bao la rộng lớn hơn người khác? Đôi khi tam giác lại phù hợp hơn vòng tròn. 


+ Phân tích trước khi đưa vòng tròn vào tổ chức: 


-) Độ phức tạp của yếu tố tham gia: Văn hoá - Cơ chế - Tài nguyên

Văn hóa: Cách họ giao tiếp, tương tác, học tập, lắng nghe, mối quan hệ với mình, MQH của họ với các thành viên xung quanh, độ cởi mở và sẵn sàng

Cơ chế: ra quyết định, điều phối, giao việc, chuyển giao

Tài nguyên: cơ sở vật chất, tài chính, kỹ năng, có sẵn sàng bỏ thời gian & tiền


-) Độ phức tạp về số lượng các nhân tố tham gia: Cá nhân, team, cả tổ chức, cộng đồng


-) Tính chất của vấn đề: Kết nối, Ra quyết định, Giải quyết xung đột, Tìm cách hiểu chung


=> Có nên sử dụng vòng tròn trong từng trường hợp. Ví dụ môi trường cuyên quyền: không mang vòng tròn vào để ra quyết định, mà chỉ để kết nối 1 tháng/lần. Kiên nhẫn. Soi chiều để hiểu vòng tròn phù hợp với mức độ nào, nếu không thì họ bị sợ hoặc phản cảm, còn mình thì kiệt sức. Dũng cảm & tự tin nói không, khi hiểu mình chưa đủ khả năng để mang vòng tròn vào nơi nặng đô thế này.


 

5.    Điều gì mình đã gặt, và điều gì mình muốn gieo?

+ Gặt: sự phân tích, gieo sự dũng cảm

+ Gặt sự cân bằng, gieo sự bình an

+ Gặt: song hành giữa tự nhận thức & phân tích rủi ro. Gieo:  Rõ ràng về điều mình muốn bảo vệ, không chỉ điều mình chống đối.

+ Gặt cho bản thân mình: Đâu là ranh giới? Bạn muốn mối quan hệ giữa bạn & quyền lực như thế nào? Bạn nên theo hướng là đối tác hay quy phục với quyền lực?

+ Gặt: suy nghĩ về sự dấn thân vào môi trường truyền thống. Gieo cách sếp tạo ra container cho nhân viên

+ Gặt: Câu hỏi Làm sao để đánh giá, phân tích tình thế theo cách hệ thống. Gieo: can đảm nói không

+ Gặt: những cách thức tiếp cận. Gieo: sự kiên nhẫn.

+ Gặt: chú ý vào trung tâm giữa 2 người; Gieo: thử nghiệm

+ Em muốn gieo sự chia sẽ thiện ý dù có trái ý với người nghe. Gặt lại ranh giới cho sự đồng cảm.

+ Gặt: Phân tích, gieo sự nói không

+ Gieo: Hãy cẩn thận khi “mang vòng tròn” vào những nơi đang còn “nặng"

+ Gieo: Không phải gieo hạt vòng tròn vào đất nào cũng được, để ý điều kiện sẵn có để gieo hạt cho đúng chỗ

+ Gặt: Phân tích hệ thống đi cùng với chiêm nghiệm cá nhân

+ Gặt: Linh hoạt trong việc áp dụng vòng tròn; Gieo: kiên trì làm những vòng tròn khi có thể

 

Post a Comment

1 Comments

  1. ui, chị cố ý để như vậy vì đã biết trước là thế nào mọi người cũng luôn nghĩ tới việc chuẩn bị cho người bên kia mà không ý thức được "chuẩn bị chính mình cho người tham dự" là 1 yếu tố vô cùng quan trọng.
    Lesson learnt: lần sau nên nhấn mạnh điều này để người tham dự hiểu Intention của mình.

    ReplyDelete

Close Menu