TRẢI NGHIỆM KHÔNG MONG ĐỢI

Hôm qua mình có 1 trải nghiệm gián tiếp khiến mình cứ vấn vương mãi. Tụi mình làm pilot vòng tròn & sơ cứu cảm xúc cho 1 bệnh viện. Sau khi chia sẻ về các nguyên lý an toàn, tụi mình chia làm 2 rooms nhỏ, mỗi room khoảng 18 người. Và trong room của bạn mình đã có 1 bác sỹ bắt đầu bằng nhận xét "tôi nghĩ cái này không phù hợp cho y bác sỹ, các anh chị không hề thấu hiểu y bác sỹ, các anh chị không hiểu họ đang trải qua điều gì, các anh chị có biết thủ tục, quy định, hệ thống của bệnh viện là như thế nào không....?" Người bạn của mình cố ngắt bạn ấy để dắt vòng tròn đi theo định hướng ban đầu. Sau đó thì bác sỹ đó rời vòng tròn.

Bạn mình kể cho mình, mình có nói nếu là mình thì mình sẽ ở lại và ghi nhận những gì bác sỹ đó đang trải qua, rồi coi vòng tròn muốn gì tiếp.
Nếu các bạn có đề nghị nào khác thì cho mình nghe nhé.

Post a Comment

3 Comments

  1. Góp ý từ Vũ:
    Tiếp đó theo cách của thầy Joe trước đây là hỏi ý kiến của mọi người trong vòng tròn về suy nghĩ của người đó.

    Cuối cùng là thầy Joe đưa ra hai luồng ý kiến, 1 là ý kiến ban đầu của vòng tròn, 2 là ý kiến vừa mới khởi xướng của mọi người và lúc đó quyết định ạ.

    Em quên nữa, trước khi mà hỏi ý kiến mọi người xung quanh thì thầy Joe có hỏi thăm người vừa mới chống đối đó, kiểu là: anh/chị cảm thấy thế nào sau khi chia sẻ những điều anh chị nghĩ

    Hình như là anh chị cảm thấy thế nào khi anh chị chia sẻ suy nghĩ của mình và có mọi người đang lắng nghe ở đây... em chỉ nhớ đại ý thế

    ReplyDelete
  2. Góp ý từ Thu Trang:
    Ví dụ này thú vị quá, cảm ơn chị Khuyên đã chia sẻ. Em cũng nghĩ tới cách phản ứng giống Vũ nói.

    Trong một buổi học về Sociocracy gần đây nhóm học em tham gia cũng có đưa ra những tình huống làm việc với objection trong vòng tròn. Mọi người cũng nghiêng về cách phản ứng như vậy. Chúng ta có thể nhìn objection là điều đáng quý, vì nó cho ta thêm thông tin về những gì đang diễn ra ở phần chìm của tảng băng, giúp chúng ta ra được những quyết định hợp lý hơn. Có một số hướng đi từ đây khi mình quyết định include objection này vào quyết định / đề xuất của vòng tròn.
    (1) là thay đổi đề xuất, VD như không yêu cầu tất cả mọi người tham gia vòng tròn, người bác sĩ cảm thấy ko muốn dành thời gian có thể rời đi.
    (2) là shorten the term, rút ngắn thời gian prototype lại, thay vì đi cả vòng tròn, mình mời mọi người đi nửa vòng tròn rồi dừng lại và check cảm nhận, hoặc làm rõ lại là mình đang pilot và sau pilot này mọi người có thể quyết định là có làm tiếp.
    (3) là measure the concern, giả sử điều người bác sĩ nói là đúng, làm sao để chúng ta biết điều đó? Cách nhanh nhất là hỏi cả vòng tròn xem mọi người nghĩ sao.

    Trong thế giới thực thì chắc là thường sẽ phải mix & match 3 chiến lược đó. Một số yếu tố ko đc nói đến ở đây nhưng nó hiện diện trong thực tế là: quá trình ra quyết định trước khi cái pilot này diễn ra, cách lời mời được gửi đến các bác sĩ, power của người bác sĩ đó trong nhóm (về chức vụ, thâm niên,...), thời gian mình có cho vòng tròn và cả bản lĩnh của người host & co-host nữa.
    Ví dụ, nếu người bác sĩ đó giữ chức vụ cao và có nhiều influence lên các bác sĩ còn lại, thời gian lại ít thì việc hỏi lại vòng tròn ngay có thể không work vì mọi người ngần ngại nói thẳng ra quan điểm đối lập. Khi đó em nghĩ điều tốt hơn là lại người điều phối dùng quyền lực điều phối của mình để mọi người cứ tiếp tục làm thử rồi đến cuối buổi mới hỏi lại cảm nhận của mọi người.
    Dù trong trường hợp nào thì em đồng ý là việc lắng nghe và thấu cảm với người đang phản đối là luôn cần thiết.
    21:29
    Mai Ly
    Mai Ly Tran
    Em cảm ơn chị Khuyên đã chia sẻ một case hay quá, và 2 anh chị sau cũng chia sẻ cách xử lý rất thấu tình đạt lý. Với các vòng tròn người bệnh ung thư, thanh thiếu niên và giới trẻ em đang tham gia và điều phối thì hiếm khi gặp những tình huống như thế này. Nên nay nghe cũng aware thêm. Cá nhân em thì đã từng tham gia 1 trường hợp tương tự mà lúc đó người host là anh Huân. Em rất ấn tượng và ghim vào lòng để học hỏi. Em xin chia sẻ: hôm đó anh Huân có hỏi người nói ý tưởng là ý định em đằng sau chia sẻ đó là gì? Điều gì khiến em có suy nghĩ đó? Em rất phục lúc đó: vì độ bình tĩnh và khách quan của host: host k vội kết luận đó là điều tốt hay xấu, điều đó tiêu cực hay tích cực mà chỉ đơn thuần ghi nhận thông tin và làm rõ để hiểu thêm ng nói (có thể họ diễn đạt cho tốt)- điều này dễ thì dễ mà khó cũng rất khó- đòi hỏi ng host rất mindful trong việc mình làm.

    Sau round đó, thì anh Huân hỏi những ng khác trong vòng tròn (như anh ở trên đã chia sẻ): là Ly có suy nghĩ gì/ cảm nhận gì khi nghe bạn... nói vậy? (Chỉ là suy nghĩ và cảm nhận khi nghe, chứ k đánh giá hay phán xét bạn đó)

    Và khi đi qua 3 người còn lại trong vòng tròn thì quay lại người hỏi xem giờ họ cảm thấy thế nào? Có chia sẻ gì không?

    Tuy nhiên, cách này phù hợp với 1 KG mọi người đã an toàn với nhau, còn nếu có thứ bậc, hay còn nhiều sợ hãi thì đúng như chị ở trên chia sẻ em thấy cách này chưa chắc work. Giả sử trong trường hợp đó, em sẽ ghi nhận, hỏi 1 vài chia sẻ và suy nghĩ ng khác xem mọi người cảm thấy sao khi ngồi trong vòng tròn này? và quay lại trấn an vòng tròn: nói rằng đó là điều bình thường vì bác sĩ đang rất căng thẳng, và nghĩ cần những thứ khác hiện hữu hơn, còn chia sẻ như thế này thì cảm thấy mất thời gian và chưa thấy hiệu quả... tuy nhiên dẫn chứng các case ở Mỹ đã cùng nhau sống sót vượt qua đại dịch bằng việc vận hành những nhóm hỗ trợ như thế này? Vậy hãy thử cho mình thử 1 lần, thả lỏng và thư giãn. Nếu sau buổi này vẫn thấy k ổn thì mình sẽ thảo luận tiếp?

    ReplyDelete
  3. Em cám ơn chị Khuyên đã kể lại tình huống và những góp ý của mọi người! Em học được nhiều từ chia sẻ của mọi người.
    Nhưng em có một chút xíu suy nghĩ cân nhắc về cách thật sự thực hành những góp ý của mọi người như thế nào ạ?

    Mình có thể cùng nhau role play tình huống này để em có thể học thêm từ mọi người được không ạ?

    ReplyDelete

Close Menu